Xem Nhanh Nội Dung
Lợi ích 1: Phân bổ chi phí
Biết được chi phí thực tế để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm sẽ giúp ban lãnh đạo dễ dàng ra các quyết định chiết lượt, giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, đầu tư hiệu quả, tăng lợi nhuận
Chi phí cho 1 sản phẩm ngoài chi phí nguyên liệu, nhân công, chi phí quản lý, còn có chi phí cho các hệ thống phụ trợ: điện, nước, khí nén, hơi nước, chiller… Trong đó, điện và nước thường được các nhà máy quan tâm đầu tiên, Do lượng tiêu thụ thể hiện rõ trên hoá đơn.

Riêng khí nén, hơi nước, chiller, gần như ít được quan tâm giám sát đến. Ở đây Tâm chỉ nói đến khí nén. Nếu như lắp đồng hồ đo lưu lượng khí nén tại từng Dây chuyền sản xuất, từng khu vực, bạn có thể tính được chi phí khí nén cụ thể để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm.
Lợi ích 2: Giám sát rò rỉ khí nén
Rò rỉ khí nén làm cho bạn mất nhiền tiền hơn bạn nghĩ. Bạn có thể tham khảo: Cách tính Lưu lượng khí nén rò rỉ qua lỗ và tiền điện hao phí
Nhiều nhà máy đầu tư thiết bị phát hiện rò rỉ khí nén như: Máy đo siêu âm, máy chụp nhiệt… và nghĩ rằng vậy là đã giám sát tốt rò rỉ khí nén.
Nhưng không, với các thiết bị trên, định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần, bạn phải đi kiểm tra từng bộ phận, ngóc ngách của toàn nhà máy để rà xem có vị trí nào rò rỉ hay không. Như vậy sẽ rất tốn công và đôi khi các rò rỉ nhỏ không được phát hiện kịp thời
Việc lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí nén sẽ giúp bạn giám sát rò rỉ theo thời gian thực. Khi có sự rò rỉ, bạn sẽ phát hiện và khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, việc giám sát rò rỉ tốt, giúp cho máy nén khí của bạn chạy ổn định hơn, thời gian chạy máy ít hơn, dẫn đến thời gian phải ngưng máy bảo trì ít hơn
Lợi ích 3: Đánh giá được hiệu suất của từng máy nén khí
Nếu nhà máy của bạn sử dụng nhiều máy nén khí, bạn sẽ đánh giá được máy nén khí nào hiệu quả hơn, bằng cách tính lượng điện năng tiêu thụ để tạo ra 1 m3 khí nén. So sánh chỉ số này giữa các máy nén khí. Máy nào tiêu thụ điện thấp hơn chứng tỏ hiệu quả năng lượng cao hơn

Ngoài ra, với máy nén khí có hiệu quả năng lượng cao, sau thời gian sử dụng, sẽ có xu hướng tiêu thụ điện năng nhiều hơn, do các cơ cấu bị mài mòn, bôi trơn kém. Phát hiện sự giảm hiệu suât theo thời gian này sẽ giúp cho bạn có kế hoạch bảo trì máy nén khí phù hợp
Lợi ích 4: hiểu được nhu cầu khi nén của nhà máy
Bằng cách đo lưu lượng tiêu thụ tổng của cả nhà máy và các nhánh sử dụng bạn sẽ biết được rằng nhà máy bạn để hoạt động hết công suất cần bao nhiêu khí nén
Nếu như bạn đầu tư thêm một dây chuyền mới, dựa vào dữ liệu tiêu thụ khí nén bạn đã giám sát của hệ thống cú, bạn biết được máy nén khí hiện tại có đủ công suất để cung cấp cho 1 dây chuyền mới hay không, có cần thiết phải đầu tư thêm máy nén khí hay không và nếu đầu tư, thì sẽ đầu tư công suất bao nhiêu là hợp lý.
Như bạn biết việc lắp đặt một máy nén khí là vô cùng tốn kém: chi phí cho máy nén khí, chi phí lắp đặt, chi phí cho mặt bằng để đặt máy nén khí,…
Lợi ích 5: nâng cao ý thức sử dụng
Một số người vẫn thường xuyên dùng khí nén để xịt rửa, vệ sinh thiết bị, đôi khi xịt vệ sinh quần áo… vì họ nghĩ rằng khí nén là miễn phí.
Việc lắp đặt hệ thống đo lưu lượng khí nén, Bạn dễ dàng đặt KPI cho từng khu vực, giám sát biểu đồ tiêu thụ khí nén cho từng khu vực, Nếu như có khu vực có lượng tiêu thụ khí nén tăng đột biến hoặc tăng theo thời gian, chứng tỏ khu vực đó có sự lãng phí.
Quản đốc, hoặc trưởng từng bộ phận có trách nhiệm phổ biến việc sử dụng khí nén hiệu quả cho từng cán bộ, nhân viên của bộ phận mình quản lý. Nâng cao ý thức sử dụng khí nén hiệu quả.
MUA SẢN PHẨM
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ
Chúc bạn thành công
Tâm Mr. – Admin
Liên hệ tư vấn: huutam@pretem.com
Bài viết liên quan:
- Cách tính Lưu lượng khí nén rò rỉ qua lỗ và tiền điện hao phí
- Hiệu suất khí nén là gì? Tại sao cần quan tâm đến
- Đồng hồ đo lưu lượng khí nén giúp giảm chi phí năng lượng như thế nào?
- Điểm sương (dew point) trong khí nén – Những câu hỏi thường gặp
- Đo lường và Giám sát KPI của hệ thống khí nén
- Hiểu về Máy nén khí, Các cân nhắc khi chọn Máy nén khí
- Hướng dẫn chọn Máy Nén Khí Mini
- Đơn vị Lưu lượng khí nén nm3/h là gì? Công thức quy đổi m3/h, nm3/h, sm3/h, scfm.
- Máy nén khí Piston là gì? Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Ưu và nhược điểm
- Máy nén khí không dầu là gì? Nguyên lý hoạt động, Ưu và nhược điểm
- Hiểu về Máy nén khí Trục vít, Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động
- Đầu nén khí (Air end) là gì?
- Máy nén khí biến tần (VSD) có phải là lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả năng lượng tối ưu không?