Hướng dẫn chọn Magnetic Level Gauge đáp ứng yêu cầu hệ thống

Thước đo mức “Magnectic Level Gauge” ngày càng trở nên thông dụng – với các ưu điểm vượt trội so với thước đo mức dạng kính thuỷ – đã được các nhà thiết kế hệ thống ưu tiên lựa chọn

Để chọn đúng thước đo mức bạn cần:

  • Nếu bạn đã có sẵn Datasheet của Level gauges bạn cần, bạn chỉ cần gửi nó cho Nhà sản xuất
  • Nếu bạn chưa có và đang trong giai đoạn lưu chọn, bạn cần cung cấp cho nhà sản xuất các thông số cần thiết để Nhà sản xuất thiết kế thước đo mức đáp ứng yêu cầu của bạn

Trước tiên, Mời bạn xem cấu tạo của Magnetic level gauge tại đây.

Phạm vi bài viết này, Tâm muốn chia sẻ 6 điểm cần quan tâm khi chọn Magnetic level gauge

1. Nhiệt độ, áp suất của bồn chứa

Thông số này khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp điến mức độ an toàn của hệ thống

Dựa vào áp suất và nhiệt độ, Nhà sản xuất sẽ thiết kế Buồng (chamber), hình dáng và độ dày của phao đáp ứng yêu cầu

2. Đặc điểm của chất lỏng trong bồn

Cụ thể là tỷ trọng của chất lỏng, đặc tính ăn mòn hoá học

Dựa vào tỉ trọng của chất lỏng, nhà sản xuất sẽ thiết kế hình dáng của phao nổi nhằm đảm bảo phao luôn nổi trên bề mặt chất lỏng

Dựa vào đặc tính ăn mòn hoá học của chất lỏng trong bồn, Nhà sản xuất lựa chọn vật liệu phù hợp cho các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng: chamber, phao, gasket …

3. Kiểu lắp đặt:

Có 2 kiểu chính: Top mounted and side mounted

Thông thường kết nối side mout là thông dụng, trừ trường hợp không thể thực hiện lắp đặt bên hông bồn người ta mới dùng tới kết nối top mout

Ngoài ra còn các kiểu lắp đặt khác: Top – side mout, side – bottom mout

Mời bạn tham khảo thêm: Các loại thiết bị đo mức level gauge thông dụng

4. CCD (Center to Center)

Là khoảng cách 2 mặt bích (hoặc 2 đầu kết nối với bồn chứa), thông số này giúp bạn kết nối level gauges vào hệ thống dễ dàng mà không phải mất công hàn, cắt, chỉnh sửa ống kết nối, gây nguy hiểm cho hệ thống

5. Phạm vi hiển thị (visible lenght)

Tức chiều dài của Flapper hiển thị bên ngoài, giúp người vận hành quan sát mức chất lỏng hiện là bao nhiêu

6. Phụ kiện đi kèm

Thường có 2 phụ kiện chính

  • Transmitter: Phần cảm biến gắn ngoài Magnetic level gauges truyền tín hiệu 4-20mA về phòng điều khiển
  • Switch: gắn ngoài thước đo mức để cảnh báo mức cao, thấp

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ

Chúc Bạn Thành Công!

Tâm Mr. – Admin

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. Các loại thiết bị đo mức level gauge thông dụng
  2. Reflex Level Gauge là gì?
  3. Nguyên lý và cấu tạo của Đồng hồ đo mức Magnetic Level Gauge
  4. Hướng Dẫn Chọn Cảm Biến Đo Mức
  5. Nguyên lý hoạt động của Cảm biến siêu âm đo mức
  6. 5 lưu ý khi lắp đặt cảm biến siêu âm đo mức
  7. Nguyên lý cảm biến đo mức dạng điện dung (capacitance)
  8. Cảm biến mức Guide Wave Radar – Nguyên lý, Ưu nhược điểm
  9. Nguyên lý cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
  10. Nguyên lý Cảm biến đo mức dạng Laser
  11. Nguyên lý Cảm biến đo mức dạng từ tính (Magnetostrictive)
  12. Nguyên lý Cảm biến đo mức kiểu Servo
  13. Ultrasonic Level Switch – Nguyên lý hoạt động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *