Nguyên lý hoạt động máy nén khí Piston

Máy nén khí Piston là gì? Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động, Ưu và nhược điểm

Máy nén khí là một loại máy cơ thông dụng nhất được sử dụng để nén không khí hoặc các loại khí khác nhau. Máy nén piston là một trong những loại máy nén nổi tiếng nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận sâu hơn về máy nén khí Piston và các loại khác nhau của nó. 

1. Máy nén khí Piston là gì?

Máy nén khí piston là một loại máy nén khí nổi tiếng trong danh mục của máy nén chuyển vị (positive displacement compressor). Nó nén khí hoặc gas do chuyển động tiến và lùi của piston. 

Máy nén khí pittông được sử dụng ở những nơi yêu cầu tốc độ dòng chảy thấp và áp suất khí cao. Những máy nén này được sử dụng chủ yếu để làm đầy hơi lốp xe, các công việc sơn nhỏ, mục đích thương mại, làm sạch bụi, dụng cụ cầm tay, v.v.

2. Nguyên lý làm việc của máy nén piston

Nguyên lý làm việc của máy nén piston rất đơn giản. Nó cung cấp năng lượng bằng động cơ gas / diesel hoặc động cơ điện.

Máy nén pittông hoạt động theo cách sau:

  • Khi công tắc bật, động cơ điện bắt đầu quay, và trục nối với piston quay.
  • Khi trục quay, piston cũng bắt đầu chuyển động tịnh tến bên trong xi lanh.
  • Khi piston của máy nén chuyển động về phía tâm chết dưới cùng, áp suất không khí bên trong xi lanh trở nên thấp hơn áp suất không khí bên ngoài.
  • Do áp suất không khí bên trong xi lanh thấp, không khí bên ngoài có áp suất cao bắt đầu chảy vào xi lanh máy nén.
  • Bằng cách này, không khí bắt đầu hút vào bên trong xi lanh máy nén bởi van hút.
  • Sau khi hoàn thành chu trình hút, piston bắt đầu hành trình đi lên và bắt đầu chuyển động về phía đỉnh
  • Khi piston di chuyển lên trên, thể tích xi lanh bắt đầu giảm và áp suất của không khí bên trong trở nên bằng không khí bên ngoài. Trong quá trình này, van hút đóng lại.
  • Trong chu trình đi lên tiếp theo, piston nén không khí hoặc khí bên trong xi lanh. Khi chu trình nén được hoàn thành thì van xả sẽ mở ra, và không khí được xả và chuyển nó đến nơi lưu trữ mong muốn.
  • Sau khi xả không khí hoặc gas, toàn bộ chu trình lặp đi lặp lại.

3. Các loại máy nén khí piston

Máy nén pittông được phân loại dựa trên 2 loại chính sau:

  1. Theo sự làm việc của piston 
  2. Theo số lượng xi lanh

3.1 Theo sự làm việc của Piston

Theo sự làm việc của piston, máy nén khí piston được chia thành hai loại: tác động đơn (single acting) và tác động kép (Double acting)

3.1.1 Máy nén tác động đơn

Trong máy nén khí piston tác dụng đơn, chỉ có một phía piston sử dụng để nén khí. Trong máy nén này, một chu kỳ nén hoàn thành trong hai lần hành trình của piston. Trong hành trình đầu tiên, piston hút không khí trong khi ở hành trình thứ hai, nó nén không khí.

Máy nén này có giá thành thấp hơn so với các loại máy nén pittông khác. Ngoài ra, nó cần ít bảo trì hơn so với máy nén tác động kép.

3.1.2 Máy nén khí Piston tác động kép

 Ở loại máy nén khí piston này, cả hai đầu của piston đều dùng để nén khí. Một đầu của piston sử dụng để hút không khí hoặc khí bên trong xi lanh, trong khi đầu kia sử dụng cho mục đích nén. Cả quá trình hút và nén đều xảy ra trong một hành trình duy nhất của piston.

3.2 Phân loại theo số lượng xi lanh

3.2.1 Máy nén một cấp

Trong máy nén một cấp, không khí hoặc khí chỉ được nén trong một xi lanh. Sự khác biệt chính giữa máy nén một cấp và hai cấp là ở máy nén một cấp, khí được nén một lần trong khi ở máy nén hai cấp, khí được nén hai lần. Vì lý do này, máy nén một cấp tạo ra không khí hoặc khí có áp suất thấp hơn so với máy nén hai cấp. 

3.2.2 Máy nén hai cấp

Máy nén khí piston này sử dụng hai xi lanh để nén khí. Đầu tiên, không khí được hút vào bên trong xi lanh thứ nhất, sau đó không khí nén lại. Sau quá trình nén của xi lanh thứ nhất, không khí truyền vào xi lanh thứ hai, tại đây một quá trình nén tiếp theo xảy ra. Cuối cùng, không khí đầu ra phân phối vào trong bể chứa hoặc khu vực mong muốn. 

4. Ưu điểm và nhược điểm của máy nén khí Piston

Ưu điểmNhược điểm
Giá rẻCó trọng lượng và kích thước lớn
Dễ bảo trìTiếng ồn lớn
Thích hợp cho các yêu cầu áp suất caoNhiệt độ khí nén đầu ra cao

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ

Chúc Bạn thành công

Tâm Mr. – Admin

Bài viết cùng chuyên mục:

  1. Hiểu về Máy nén khí Trục vít, Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động
  2. Hiểu về Máy nén khí, Các cân nhắc khi chọn Máy nén khí
  3. Hướng dẫn chọn Máy Nén Khí Mini
  4. Đồng hồ đo lưu lượng khí nén giúp giảm chi phí năng lượng như thế nào?
  5. Nhiệt độ điểm sương là gì? Công thức tính Nhiệt độ điểm sương

Thư viện bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *