Khi một Flow Nozzle (FN) được đặt trong một ống có dòng chảy lưu chất, gây ra hiện tượng sụt áp. Độ sụt áp thay đổi theo tốc độ dòng chảy
Độ sụt áp này được đo bằng cảm biến chênh áp, sau khi tính toán thì độ chênh áp này sẽ trở thành phép đo lưu lượng
Xem Nhanh Nội Dung
Cấu tạo Flow Nozzle
Thành phần chính gồm:
Một Flow Nozzle được giữ giữa 2 mặt bích của ống đo lưu lượng, Đường kính nhỏ nhất của FN nằm ngay họng thoát của lưu chất
2 lỗ đo áp suất được đặt tại vị trí 1 và 2 để lắp cảm biến chênh áp (hoặc áp kế chữ U, hoặc đồng hồ đo chênh áp…)

Nguyên lý hoạt động của Flow Nozzle
1. Lưu chất được đo đi vào FN từ phần trơn đến họng thoát (nơi có đường kính nhỏ nhất)
2. Trước khi đi vào FN, lưu chất có áp suất là P1, khi lưu chất đi vào Nozzle, lưu chất hội tụ và do đó áp suất giảm cho đến giá trị nhỏ nhất tại họng thoát, có áp suất là P2. Giá trị P2 được duy trì trong dòng lưu chất thêm 1 đoạn ngắn sau đó xả theo dòng chảy
3. Cảm biến chênh áp lắp giữa P1 và P2 để thu tín hiệu chênh áp (P1-P2), sau đó được tính toán để suy ra lưu lượng của dòng chảy
Mời bạn đọc thêm: Công thức tính lưu lượng dòng chảy theo áp suất

Các ứng dụng của Flow Nozzle
- Được dùng để đo lưu lượng của chất lỏng xả ra ngoài không khí
- Dùng trong các ứng dụng lưu chất có hạt rắn lơ lửng có đặc tính lắng lại
- Dùng đo lưu lượng hơi cao áp và nhiệt độ cao
Ưu điểm của Flow Nozzle
- Lắp đặt dễ dàng và rẻ hơn so với Venturi
- Rất nhỏ gọn
- Hệ số xả cao
Nhược điểm của Flow Nozzle
- Khả năng phục hồi áp suất thấp
- Phí bảo trì cao
- Lắp đặt khó hơn so với Orifice Flow meter
Cảm ơn Bạn đã đọc bài chia sẻ
Chúc Bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục:
- Công thức tính lưu lượng dòng chảy theo áp suất
- Nguyên lý đo lưu lượng với Orifice Plate
- Nguyên lý hoạt động của Wedge Flow Meter
- Nguyên lý đo lưu lượng với V Cone Flow meter
- Vortex Flowmeter – Nguyên lý hoạt động, Ưu và nhược điểm
Thư viện bài viết:
[…] Nguyên lý đo lưu lượng với Flow Nozzle […]