Một cảm biến siêu âm đo mức được lắp trên đỉnh bồn, phát đi 1 xung siêu âm xuống bồn. Xung này di chuyển với tốc độ âm thanh, khi gặp bề mặt chất lỏng sẽ phản xạ trở lại cảm biến.
Cảm biến đo thời gian hành trình giữa xung siêu âm phát đi và xung thu về, dựa vào bộ vi xử lý để tính toán ra khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt chất lỏng, theo công thức
Khoảng cách = (tốc độ âm thanh toán không khí x thời gian hành trình)/2
Khi cảm biến được lập trình ban đầu, lấy tham chiếu từ dáy bồn đến cảm biến là chiều cao bồn, Mức chất lỏng được đo như sau:
Mức chất lỏng = Chiều cao bồn – khoảng cách
Các thuật ngữ sử dụng trong cảm biến siêu âm đo mức
Khoảng cách đo tối thiểu (hay còn gọi là dead band) Xm : Là khoảng cách nhỏ nhất phía trước cảm biến mà nó không thể đo được. Đây là đặc điểm chung của các loại cảm biến siêu âm
Khoảng cách đo tối đa XM: Là khoảng cách tối đa mà trong điều kiện lý tưởng, cảm biến siêu âm có thể đo được
Dải tần số cho các phương pháp đo siêu âm nằm trong khoản 15 đến 200 kHz. Các thiết bị có tần số thấp hơn được sử dụng cho các ứng dụng đo khó hơn, như đo mức cao hơn, đo mức chất rắn. Các thiết bị có tần số cao hơn được sủ dụng đo mức thấp hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ
Chúc Bạn thành công!
Tâm Mr. – Admin
Bài viết cùng chuyên mục:
- Hướng Dẫn Chọn Cảm Biến Đo Mức
- 5 lưu ý khi lắp đặt cảm biến siêu âm đo mức
- Nguyên lý và cấu tạo của Đồng hồ đo mức Magnetic Level Gauge
- Nguyên lý cảm biến đo mức dạng điện dung (capacitance)
- Cảm biến mức Guide Wave Radar – Nguyên lý, Ưu nhược điểm
- Nguyên lý cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc
- Nguyên lý Cảm biến đo mức dạng Laser
- Nguyên lý Cảm biến đo mức dạng từ tính (Magnetostrictive)
- Nguyên lý Cảm biến đo mức kiểu Servo
- Ultrasonic Level Switch – Nguyên lý hoạt động
- Các loại thiết bị đo mức level gauge thông dụng
- Hướng dẫn chọn Magnetic Level Gauge đáp ứng yêu cầu hệ thống
- Reflex Level Gauge là gì?